Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

CÁCH CHỌN MÁY PHÁT ĐIỆN



Nên chọn máy phát điện loại nào cho phù hợp?

Trong những năm gần đây nền kinh tế phát triển kéo theo các khu công nghiệp
 phát triển và thị trường của máy phát điện đang ngày càng nóng bỏng với nhiều
 loại máy trong nước cũng như nhập khẩu khác nhau với giá chênh lệch từ vài
 trăm đến vài triệu đồng trên một sản phẩm. Đứng đầu trên thị trường là sản phẩm
 của các hãng có tiếng trên toàn thế giới (HYUNDAI, IVECO, CUMMINS,
 VOLVO, MISUBISHI, CATERPILAR, KOMATSU, HONDA…), Sản phẩm
lắp ráp trong nước có TL POWER, HỮU TOÀN,.... Các sản phẩm cao cấp này
có ưu điểm là kỹ thuật và chất lượng tốt nhưng giá cao, phần lớn phục vụ cho những
công trình cấp cao. Các chuyên gia về máy phát điện thì sản phẩm được ưa chuộng
 nhiều nhất là các loại máy phát điện được lắp rápvà sản xuất tại Việt Nam với các
 thiết bị chính được nhập khẩu từ các nước tiên tiến. Ưu điểm là giá cả phải chăng
mà chất lượng vẫn được đảm bảo và không thua kém nhiều so với các sản phẩm nhập
 ngoại.

Một số điều cần chú ý khi chọn mua:

-Khi muốn mua máy phát điện thì bạn nên liệt kê thật cụ thể các thiết bị điện cần dùng,
 sau đó tính tổng công suất tiêu thụ để chọn loại máy phát điện có công suất tương tự
 cần mua. Để nâng cao độ bền và tăng tuổi thọ cho máy phát điện, người mua nên chọn
 loại có công suất cao hơn công suất tiêu thụ thực tế từ 10% - 25%.
-Khách hàng chú ý lựa chọn sản phẩm có giấy bảo hành kèm theo khi mua và có nguồn
gốc xuất xứ thật rõ ràng.
- Phải có thông số kỹ thuật tin cậy,chính xác để lựa chọn được loại máy phù hợp khi
 mua máy phát điện cho thang máy.
- Máy phát điện phải được đặt ở nơi khô thoáng, tránh ẩm ướt.
- Không được đặt máy trong nhà khi dùng nhằm tránh bị ngộ độc do khí thải.
-Để tránh hiện tượng bị quá tải dẫn đến cháy đầu phát điện, khi lắp đặt máy điện chúng
ta nên nối trực tiếp các thiết bị cần sử dụng với nguồn điện của máy phát. Đồng thời, cần
 phải lắp đặt thêm cầu dao đảo nguồn điện tránh cho máy bị "xông điện" khi điện lưới
có lại bất ngờ.
- Nên chọn mua máy có thời gian hoạt động lâu, liên tục vì có thể mất điện cả ngày.
- Các bạn nên chú ý để chọn mua loại có hệ thống giảm thanh để khắc phục tiếng ồn
của máy phát ra.


Lựa chọn đúng công suất là công việc quan trọng để quyết định trang bị máy phát điện
 cho việc sử dụng. Vậy lựa chọn như thế nào cho đúng?
Nếu bạn chọn công suất thấp quá sẽ khiến máy phát điện của bạn không đủ nguồn công
 suất cần thiết để sử dụng và dẫn đến bị quá tải, tuổi thọ giảm nghiêm trọng.
Nếu bạn chọn công suất cao quá sẽ dẫn đến vốn đầu tư cao, máy chạy liên tục thường
xuyên non tải cũng sẽ làm hao phí nhiêu liệu và giảm độ bền.
Dưới đây chúng tôi có một số hướng dẫn nho nhỏ để giúp các bạn tìm hiểu và lựa chọn
 đúng đắn công suất máy phát điện cho mình.

1. Lập bảng tính công suất biểu kiến kVA


Điện áp 220/380V, tần số 50 Hz


Thứ tự khởi động
Loại tải và công suất (kW)
Hệ số công suất
cos phi
Cách thức  khởi động
Hệ số dòng khởi động
Dòng điện danh nghĩa (A)
Tổng dòng điện danh nghĩa (A)
Dòng khởi động (A)
Tổng dòng khởi động (A)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
1
Mô tơ    10kW
0.8
Trực tiếp
7
19
19
133
133
2
Mô tơ    50kW
0.8
Tam giác
3.5
95
114
332
351
3
Đèn       20kW
0.4
Trực tiếp
1.5
76
190
114
228
4
Điện trở 15kW
1.0
Trực tiếp
1.2
23
43
28
218
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
6
Khác      30kW
0.8
Trực tiếp
1.5
57
270
86
299


Trong đó:


· Dòng điện danh nghĩa (6) = công suất (2) x 1000/ cosphi (3) x 3 x 220


· Dòng điện khởi động (8) = dòng điện danh nghĩa(6) x hệ số khởi động (4)


Theo bảng tính trên ta có:


· Tổng tất cả dòng điện danh nghĩa lớn nhất(max) là: 270A


· Tổng tất cả dòng điện khởi động lớn nhất(max) là: 351A


· Vậy ta có công suất biểu kiến theo dòng điện lớn nhất(max) là:
 351 x 3 x 220 / 1000 = 231kVA


2. Lập bảng tính công suất thực kW

Thứ tự
Loại tải
Công suất (kW)
Hệ số sử dụng trong ngày (%)
Công suất bình quân trong ngày (kW)
Điện năng tiêu thụ trong ngày (kWh)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
1
Mô tơ
10
80
8
192
2
Mô tơ
50
60
30
720
3
Đèn
20
100
20
480
4
Điện trở
15
80
12
288
....
....
....
....
....
....
6
Khác
30
40
12
288


Trường hợp không có số liệu về hệ số điện, ta có thể tính trung bình công suất trong
ngày.Theo bảng tính ta có:
Công suất thực, tổng cộng: 125 kW
Công suất thực tế trung bình trong ngày: 82 kW
Công suất thực tế lớn nhất(max): 82/0.6 = 136 kW.


3. Chọn công suất máy phát điện

Từ kết quả trên chọn công suất biểu kiến và công suất thực ta chọn công suất máy
 phát điện là 230 kVA/ 185 kW
Nếu máy phát điện chạy ở mức dự phòng với thời gian chạy không vượt quá 1h
trong 12h thì chọn máy có công suất trên là công suất dự phòng (Stand-by Power)
Nếu máy phát điện chạy ở mức liên tục thay điện lưới với thời gian sử dụng > 1h
trong 12h thì chọn máy phát điện có công suất trên là công suất liên tục (Prime Power).
Nếu máy phát điện chạy ở nguồn chính (không có điện lưới) thì chọn máy phát điện
 có công suất trên là công suất liên tục nguồn chính (Continuous Power).
Nếu quý khách có nhu cầu hiểu rõ hơn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được
 tư vấn trực tiếp.


Công ty công nghệ Tiêu Chuẩn Việt chúng tôi luôn tận tình giúp đỡ hết mình.


Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp các loại sản phẩm máy phát điện chất lượng,
 uy tín, giá cả phù hợp và các dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa các loại máy phát điện.


Chúng tôi luôn hướng tới “ Tiêu Chuẩn Việt” và làm hài lòng khách hàng.






0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Recent Posts